Mahjong Ways

https://www.casamariajax.com/

Nhà tạo mẫu tóc Lê Hiếu: Ngành tóc có sự sàng lọc nhất định sau đại dịch – Beauty Master Asia

Nhà tạo mẫu tóc Lê Hiếu: Ngành tóc có sự sàng lọc nhất định sau đại dịch

Tạp chí BeautyMasterAsia đã có cuộc trò chuyện với Nhà tạo mẫu tóc (NTMT) Lê Hiếu – Giám đốc Công ty Cổ phần Đào Tạo Thẩm Mỹ Basic Hair Viêt Nam – Giám đốc công ty TNHH Đầu tư và phát triển Lê Hiếu xung quanh vấn đề về khả năng phục hồi và hướng phát triển của ngành tóc sau đại dịch, ngành tóc cần có sự thay đổi như nào khi hội nhập với thế giới?…

1. Theo anh ngành tóc Việt Nam có những tiềm năng phát triển như thế nào trước và sau đại dịch?

Như các bạn đã biết, nhu cầu làm đẹp có từ ngàn xưa, người Việt Nam có tư duy, thẩm mỹ làm đẹp tương đối cao, chúng ta có sự giao thoa giữa vẻ đẹp phương Đông và phương Tây.

Nhà tạo mẫu tóc Lê Hiếu

Nhà tạo mẫu tóc Lê Hiếu

Tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến cả thế giới và Việt Nam cũng vậy. Trước tiên, nó ảnh hưởng về kinh tế, đến thói quen chi tiêu và thói quen làm đẹp.

Trước dịch, ngành tóc và làm đẹp đang phát triển. Đặc biệt, Việt Nam là một trong những quốc gia có sự phát triển rất nhanh, được nhiều nước, công ty đầu tư quan tâm, đổ sô mở nhiều salon. Tuy nhiên, khi dịch xảy ra, chắc chắn các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài cần có thời gian để ổn định. Khả năng chúng ta cần khoảng 6 tháng đến 1 năm để đi vào ổn định để đón lượng đầu tư của nước ngoài, rồi thói quen chi tiêu, làm đẹp của Slot người dân trở lại với hình thức bình thường mới.

Đợt dịch này cũng là sự sàng lọc nhất định, sàng lọc các doanh nghiệp, cơ sở, salon chưa có sự phát triển bài bản. Chỉ những doanh nghiệp, salon beauty, có sự phát triển bài bản, có tiềm lực kinh tế mới có thể tồn tại, trụ vững. Tôi cho rằng, đó cũng là cái hay và phát triển theo quy luật.

2. Đâu là cơ hội, rảo cản, thách thức của ngành tóc khi hội nhập với ngành tóc thế giới? Theo anh điều cần thiết lúc này để giúp ngành tóc phát triển, hội nhập với thế giới là gì?

Vị thế của Việt Nam thể hiện đầu tiên ở tư duy thẩm mỹ của người Việt Nam tương đối cao, tiếp cận được với thế giới. Tuy nhiên, đây là số ít không phải số đông. Nếu nhìn ở bình diện mình đi thi ở nước ngoài, tác phẩm mình làm tương đối đẹp và xuất sắc, nhưng ở bình diện số đông, tay nghề số đông thợ, cũng như thẩm mỹ chung của người dân, khách hàng, thì thực sự tuy duy vè cái đẹp của số đông còn thua các nước trên thế giới.

Điểm mấu chốt ở đây là thị trường kinh doan làm đẹp. Mình phải phát triển đáp ứng được nhu cầu, kích cầu từ phía người dân. Làm sao khách hàng phải thích thú, có kinh tế nhưng chịu chi cho các khoản làm đẹp, khi đó nghành làm đẹp sẽ tiếp cận và phát triển.

Tuy nhiên, để phát triển, tiếp cận với thế giới, điều quan trọng nhất là quy chuẩn lại sự phát triển thị trường và ngành nghề. Cần có tiêu chí giống như trong ngành du lịch, khách sạn. Các tiêu chí được chính phủ ban hành chủ trương, đường lối, luật, được đưa ra rõ ràng, bài bản. Chẳng hạn, họ có kinh doanh, đầu tư ngành nghề, họ phải tuân thủ. Đấy là nền móng quan trọng để thị trường phát triển bài bản hơn và tiếp cận thế giới.

Lê Hiếu là một trong những nhà tạo mẫu tóc truyền cảm hứng cho giới trẻ yêu nghề

Lê Hiếu là một trong những nhà tạo mẫu tóc truyền cảm hứng cho giới trẻ yêu nghề

3. Theo anh, các Salon tóc trên cả nước mọc lên rất nhiều, dựa vào tiêu chí nào để đánh giá chất lượng, tiêu chuẩn của các Salon này?

Hiện tại, các salon mọc lên rất nhiều, chủ yếu vẫn theo quy luật cung cầu. Khách hàng đến với salon bởi làm đẹp, chất lượng, giá rẻ, quàng cáo hình ảnh đẹp, dịch vụ tốt, phục vụ tốt hoặc cơ sở vật chất hoành tráng. Tuy nhiên, những yếu tố đó chỉ là theo quy luật cung cầu chứ về bản chất chưa có tiêu chuẩn. Ví dụ, mở một salon cần diện tích rộng bao nhiêu, với diện tích đó thì chỉ được bao nhiêu người thợ, phục vụ bao nhiêu khách… Dựa vào tiêu chuẩn đó, họ không thể nào có thể tuyển nhiều thợ, không thể nhận quá nhiều khách… Ngoài ra, việc đảm bảo an toàn cho khách hàng cùng cần có quy định rõ. Nếu có quy định là tóc bị cháy, hư, dị ứng, thì khách hàng sẽ khiếu nại đến ai. Còn hiện giờ đa phần khi xảy ra tình trạng đó, khách hàng không biết báo cáo, khiếu nại ai, salon không bị ảnh hưởng gì, chỉ là mất khách. Nếu đưa vào luật quy định kỹ như ở nước ngoài thì salon đó có thể bị đóng cửa…

Đó là quy định cần phải có, để bước tiếp theo phát triển bài bản, chứ không chỉ dựa theo quy luật cung cầu. Thử hỏi giá rẻ thì làm sao mà có mỹ phẩm tốt, người ảnh hưởng đầu tiên là sức khỏe nhân viên, sức khỏe khách hàng, chất lượng dịch vụ…

Lê Hiếu tại salon tóc của anh

Lê Hiếu tại salon tóc của anh

Trong khi đó, chúng ta đang buông lỏng quản lý về chất lượng, đào tạo ngành nghề. Không có đơn vị nào chịu trách nhiệm quản lý về chất lượng salon, dịch vụ, hóa mĩ phẩm, an toàn lao động. Những yếu tố đó được quy chuẩn sẽ là bước đệm giúp ngành nghề chúng ta phát triển.

Ví dụ, việc học ngành nghề cần có quy định trong thời gian bao lâu, chẳng hạn như ở nước ngoài là 2 năm, ở Việt Nam chỉ có mấy tháng. Khi học xong được cấp chứng chỉ hành nghề, bằng cấp bài bản, có đủ tiêu chí, tiêu chuẩn. Nếu salo nào không đủ tiêu chí, tiêu chuẩn thì không được phép kinh doanh…

Hơn nữa, cần có quy chế bảo vệ người tiêu dùng, người thợ đi làm cũng được bảo vệ về thu nhập, về thời gian, bảo hiểm, quy định an toàn, nghỉ ngơi…

Để làm được điều đó, cần có sự chung tay của cộng đồng ngành làm đẹp, đặc biệt của chính phủ, hiệp hội ngành nghề, Tông cục Nghề – Bộ LĐTBXH. Ngành tóc, spa hay nail, mỗi nghề cần có bộ quy chế riêng, tiêu chuẩn riêng. Cấp thiết cần công nhận những bộ tiêu chuẩn đó đi vào thực thi. Đây sẽ là kim chỉ nam để ngành nghề chúng ta phát triển bền vững, hội nhập với thế giới.

Ngành nghề làm đẹp cũng góp phần an sinh xã hội. Thậm chí, chúng ta có thể xuất khẩu lao động nghề làm đẹp, đó là ước mơ mong muốn của Lê Hiếu khi có sự chung tay của tất các các ban ngàng, khách hàng. Chắc chắn nghề này sẽ phát triển trong tương lai. Hãy làm một cách bài bản, chúng ta sẽ nhận được những giá trị mà ngành làm đẹp mang lại!

Xin chúc các bạn độc giả của Tạp chí BeautyMasterAsia nhiều sức khỏe bình an, vượt qua đại dịch. Sau đại dịch, công việc sẽ đi vào ổn định, phát triển. Mong rằng, tất cả chúng ta đặc biệt là phụ nữ hãy quan tâm đến vẻ bề ngoài, cái đẹp sẽ làm cho chúng ta có sự tự tin, phong thái, nguồn cảm hứng cho nhiều người!

Xin cảm ơn NTMT Lê Hiếu, chúc anh sức khỏe, luôn đam mê và thành công với nghề!

Họ và tên: Trần Trọng Lê Hiếu

Nghệ danh: Lê Hiếu

Hiện là Giám đốc công ty cổ phần Đào Tạo Thẩm Mỹ Basic Hair Việt Nam, Giám đốc công ty TNHH Đầu tư và phát triển Lê Hiếu.

Mail: salonlehieu@gmail.com; Web: tocdeplehieu.com

1. Trình độ: Tốt nghiêp thiết kế tóc vidal sassoon ; tony&guy; Tốt nghiệp khoá đào tạo thiét kế tóc Bertram K cho các đại sứ khu vực châu Á Do tập đoàn Loreal tổ chức; Tôt nghiệp khoá đào tạo NLP; Tốt nghiêp khoá đào tạo CEO quản trị

2. Bằng khen: ELLE Fashion Show; Đẹp Fashion Show; L’Oréal Show; Hoa Hậu Đại Dương; Hoa Hậu Qua Ảnh; Tuần Lễ Thời Trang Việt Nam Fashion Week

3. Hoạt động: Giám Khảo Quyền Lực Cuộc Thi Hair Idol; Giám khaỏ Viet Nam Top Hairstylist; Giám Khảo cuộc thi L’Oréal Beauty; Tổ chức show The Reality& Basic team ; Tổ chức show Giỗ Tổ Ngành Tóc Việt Nam.

4. Kinh nghiệm làm việc: Hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành tóc; 2015 – 2021: Lê Hiếu đảm nhiệm vai trò là ID Artist của thương hiệu L’Oréal Professionnel; 2017: Tham gia làm giám khảo cho Cuộc Thi Hair Idol; 2018: Đại diện Việt Nam tham gia đồng sáng tạo xu hướng tóc cùng ID Artist các nước: Trung Quốc , Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan; 2018: Sáng lập học viện Viet Nam Basic Hair; 2019: Cố vấn và tổ chức chương trình ASIA BEAUTOPIA – Triễn Lãm Quốc tế về Làm đẹp & Sức khoẻ Châu Á; 2019 – 2020: Phó chủ tịch VNBA HCM, Trưởng ban Thiết kế Tóc khu vực miền Nam VNBA – Hội Đào tạo phát triển Nghề Làm đẹp Việt Nam!

Thu Lê (Thực hiện)