Chuyên gia huấn luyện “không đối thủ” ngành tóc tại cuộc thi Kỹ năng Nghề quốc gia

Nhà tạo mẫu tóc Leslie Đỗ – Tiến sĩ ngành tóc duy nhất tại Việt Nam là chuyên gia huấn luyện cho các thí sinh tham gia cuộc thi Kỹ năng Nghề quốc gia. Từ năm 2014, các thí sinh của anh luôn thắng giải cao nhất. NTMT Leslie Đỗ tự tin chia sẻ, anh chưa có đối thủ tại sân chơi trong nước này.

Một lộ trình đào tạo căn bản

Ở Việt Nam, trong ngành tóc, các thầy cô giáo thường dạy theo kiểu truyền nghề. Lúc đi thi kỹ năng nghề, thì học cấp tốc chỉ trong vòng một vài tháng, người học không có được kiến thức căn bản nên khó có thể thắng ở những giải tâm cỡ quốc gia, quốc tế. Với Tiến sĩ, NTMT Leslie Đỗ, anh có cách đào tạo riêng của mình. Anh đầu tư thời gian nửa năm đến 1 năm để đào tạo căn bản cho các thí sinh. Anh Leslie Đỗ chia sẻ: Trước đây Leslie cũng đã đi thi 13 năm nên biết lộ trình tập luyện như thế nào, thi đòi hỏi ra sao. Khi có lộ trình học bài bản thì dạy rất dễ. Học viên của anh được luyện tập mỗi ngày, đến khi các kỹ năng căn bản đã được nhuẩn nhuyễn thì chắc chắn sẽ tự tin tham gia các cuộc thi.

Anh Leslie (đứng thứ 3 từ trái sang) chia sẻ với các học viên của mình tại cuộc thi Kỹ năng nghề thế giới

Theo anh Leslie, đề thi thường được đăng trên website của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH), các thí sinh chuẩn bị sẵn, chỉ có sự thay đổi khoảng 30%. Nếu bản thân người huấn luyện, đạo tạo mà không nắm được căn bản, không hiểu chủ đề thì các học viên khó thành công tại cuộc thi.

Thế nhưng, điều Leslie cho là quan trọng nhất khi huấn luyện thí sinh là đầu tư kinh phí. Trong thời gian huấn luyện, bạn phải cần 4 cái đầu mẫu, mỗi đầu ít nhất 15 triệu, 1 – 2 ngày là dùng hết một chai spray giá 450 nghìn đồng. Với chi phí khá lớn như vậy, không phải người nào cũng có điều kiện để đầu tư, làm mà không tới thì việc thi cũng khó chứ chưa nói đến là sau này ra làm nghề.

Tác phẩm của học viên do Leslie đào tạo, huấn luyện luôn thắng giải tại các Cuộc thi Kỹ năng Nghề Quốc gia từ 2014 đến nay

Cuộc thi Kỹ năng Nghề quốc gia 2021 cũng đã trì hoãn nhiều lần vì dịch bệnh, cuối năm 2021 sẽ tổ chức. Anh Leslie chia sẻ, thời điểm này, các học viên được anh đào tạo đã ra làm nghề, những kỹ năng đã được anh huấn luyện rất nhuần nhuyễn, giờ chỉ có huấn luyện sâu hơn về kỹ thuật. Cuộc thi năm nay không chỉ đơn thuần là cắt tóc không mà nó còn liên quan đến kiến thức về an toàn lao động như bảo vệ môi trường, con người, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ khách hàng. Ví dụ, bạn sử dụng bao tay, keo xịt thế nào, hay cách đứng của bạn ảnh hưởng tới cột sống không, rồi trang phục, thần thái đã phù hợp chưa… những điều tưởng nhỏ nhưng ở nước ngoài họ rất coi trọng. Vì vậy, việc đưa kiến thức an toàn lao động vào cuộc thi năm nay, cho thấy Ban tổ chức quan tâm và mong muốn các thí sinh tham gia cần trang bị kiến thức căn bản và bắt kịp xu hướng của thế giới.

Bởi vậy, trước mỗi cuộc thi, với các chuyên gia huấn luyện và cả học viên cần sự kiên trì, đam mê với nghề. Điều đó quyết định sự thành bại, sự thắng thua trong các giải đấu và để thành công với nghề tóc sau này.

Leslie đại diện cho Việt Nam dẫn thí sinh ngành tóc tham gia cuộc thi khu vực ASIAN

Theo anh Leslie, giá trị của Giải Kỹ năng Nghề Quốc gia ngoài cúp, bằng khen, giá trị thật sự của nó là chứng minh bản thân mình, là lộ trình để các bạn thắng giải làm nghề thành công, có thể kiếm tiền tỉ từ đây. Bằng chứng là sau khi thắng giải từ năm 2014 đến nay, học viên của anh đều rất am hiểu và khai thác tốt ngành tóc, các bạn đều mở tiệm và đứng khá vững trên thị trường. Đối với anh như vậy là hài lòng!

Leslie Đỗ làm chuyên gia huấn luyện,kỹ sư cho các thí sinh tại các kỳ thi kỹ năng nghề trong nhiều năm

Đầu tư cho “cuộc chơi lớn”

Thường cuộc thi nào cũng vậy, học viên tham gia thi hoặc người huấn luyện đều mong muốn thí sinh mình thắng giải. Tuy nhiên, vinh quang thí sinh gặt hái được, chặng đường phía sau đó mới là “cuộc chơi lớn” trong sự nghiệp của mình. Sau khi thắng giải bạn phải làm được nghề và sống được với đam mê thì đó chính là đích đến của những người thực sự nghiêm túc theo đuổi ngành tóc. Những người tâm huyết đào tạo chỉ dẫn học viên cũng mong muốn như vậy.

Cho nên, khi huấn luyện anh Leslie đều chia sẻ với các học viên, nếu học chỉ để tham gia phạm vi cuộc thi, sau cuộc thi là quên hết thì không cần huấn luyện làm gì. Anh đầu tư huấn luyện để có kỹ năng căn bản, sau này các bạn trẻ có thể tận dụng linh hoạt những kỹ thuật đó với nhiều cách khác nhau vào công việc. Hãy coi cuộc thi là sân chơi trong lộ trình phát triển bản thân mình.

Đơn cử, khi tham gia cuộc thi bạn phải chuẩn bị kỹ hơn về cách sấy, cắt, nhuộm màu, đi sâu vào từng kỹ thuật. Quan trọng nữa là khi thi, BTC sẽ cho bạn đúng khung thời gian và lúc đó bạn phải nhanh, làm sao sắp xếp mọi thứ hợp lý để hoàn thành tốt sản phẩm của mình. Cái này áp dụng vào thực tế công việc rất hay. Khi bạn mở tiệm cũng vậy, bạn phải có đầu óc, tư duy sắp xếp từ quản lý thời gian tới nhân sự để chăm sóc khách hàng tốt nhất. Đó là lộ trình đạo tạo bài bản để giúp bạn thành công.

Các kỹ năng căn bản về cắt, sấy, nhuộm được Leslie đào tạo kỹ cho học viên

Ngoài ra, kiến thức tốt mới có kỹ năng tốt từ kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, quản lý… Vì vậy việc trau dồi kiến thức sẽ giúp bạn kiếm được tiền và đi xa hơn với nghề. Anh Leslie cho rằng, khi mở tiệm ít có ai thành công sau 3 – 4 năm, nên thay vì học nhanh vài ba tháng là ra mở tiệm, thì hãy đầu tư, trú tâm học hành căn bản thật tốt, sau đó đi kiếm lương trăm triệu là chuyện không khó trong ngành tóc.

Ngành tóc cũng như ngành thiết kế, giống như xây nhà, trước hết phải có kiến trúc sư, phải có thợ xây. Thợ xây không thể vẽ cấu trúc, sau khi xây xong phải cần bên sale nhà. Với ngành tóc, bạn phải tự thiết kế, tự làm, tự bán. Vì vậy, càng cần có kiến thức căn bản, nếu không khó có thể kiêm “ba trong một”. Ngoài ra, nếu bạn là chủ salon tóc bạn phải biết về quản lý nhân sự, nghiệp vụ kế toán… Với suy nghĩ đó, khi Leslie về Việt Nam, anh không muốn mở trường lớp như bình thường ngay mà anh muốn kết hợp với Tổng cụ Giáo dục Nghề nghiệp đưa ngành này từ trung cấp lên cao đẳng. Vì ở Việt Nam, nếu không có bằng trung cấp thì không thể dạy sơ cấp, như vậy nghề tóc sẽ không được công nhận.

Anh và học viên thắng giải tại cuộc thi Kỹ năng Nghề quốc gia 2018

Khi về Việt Nam, tuy khối lượng công việc nhiều nhưng Leslie vẫn dành thời gian làm giảng viên Đại học Sân khấu Điện ảnh, Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội, Trường Trung cấp Nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương… Anh mong muốn truyền những kiến thức nghề mình đã học, nghiên cứu ở nước ngoài tới các bạn trẻ, có những kiến thức căn bản thì bạn làm gì cũng được.

Anh tự nhận mình đam mê với nghề, muốn được đóng góp cho ngành tóc Việt Nam, có thể đào tạo cho các bạn trẻ kỹ năng nghề căn bản. Việc huấn luyện các thí sinh đi thi cũng là để khẳng định cho mọi người thấy việc đào tạo căn bản quyết định như thế nào. Và anh cũng thừa nhận, không phải ai cũng có thể bỏ nhiều thời gian, bỏ việc kiếm tiền, bỏ gia đình, bạn bè sang bên, dành mỗi ngày 3 tiếng trong thời gian một năm để đào tạo học viên. Còn anh vẫn đang làm như vậy trong suốt thời gian về Việt Nam.

Team Leslie Đỗ đại diện cho ngành tóc cùng Tổng cục trưởng Cục Giáo dục Nghề nghiệp trong cuộc thi Kỹ năng nghề thế giới năm 2019 tại Nga.

Anh Leslie hi vọng, cuộc thi trong nước sẽ tìm ra những nhân tố mới thật tốt và càng muốn đó không phải là học viên của anh đào tạo, để đại diện cho Việt Nam đi thi Cuộc thi Kỹ năng nghề khu vực và thế giới.

Thu Lê